A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH KIỀU GIAI ĐOẠN 2020-2025

PHÒNG GD và ĐT KHOÁI CHÂU                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH BÌNH KIỀU                                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          Số: 55/KH-THBK                                                                                                Bình Kiều, ngày 25  tháng 10 năm 2020.

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH KIỀU

GIAI ĐOẠN 2020-2025

 

           - Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;

          - Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

- Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Bình Kiều lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025;

          Trường Tiểu học Bình Kiều xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 như sau:

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

I. Khái quát tình hình kinh tế -xã hội của xã Bình Kiều

Xã Bình Kiều nằm sát trung tâm huyện Khoái Châu, cách trung tâm huyện 3km, được chia thành 4 thôn, dân cư sinh sống trong các thôn đều tập trung, bán kính cách trung tâm xã từ 1 km đến 1,5 km. Mạng lưới giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng. Mạng lưới thông tin và giáo dục tương đối phát triển, đời sống kinh tế, trình độ dân trí tương đối cao.

          Kinh tế phát triển theo cơ cấu nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 95% số dân sống bằng nông nghiệp, 5% kinh doanh thương mại – dịch vụ. Tiềm năng kinh tế là phát triển chăn nuôi, trồng nhãn và chuối…

          Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã đã điều hành cụ thể trên từng mặt công tác, từng lĩnh vực kinh tế - xã hội; cùng với các cơ quan khối đoàn thể động viên tinh thần của toàn dân thi đua lao động sản xuất để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu KT-XH đã đề ra.

          1. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục

Đảng ủy và chính quyền địa phương xã Bình Kiều rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn, cụ thể đối với trường tiểu học Bình Kiều:

 - Quan tâm đầu tư cho trường một diện tích đất rộng với diện tích 4490 m2, nằm trung tâm xã nên thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón học sinh hằng ngày.

          - Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, 18 phòng học, trong đó 8 phòng học được xây dựng năm 1995 do ngân sách địa phương, 10 phòng học được xây dựng mới hoàn chỉnh từ năm 2003 theo Đề án Trái phiếu của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi để trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II từ năm 2014 và trở thành một trong những trường đạt chuẩn quốc mức độ II không qua mức độ I của huyện.

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, trường đã thành lập Chi bộ riêng từ năm 1998 nên thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các hoạt động dạy và học trong nhà trường một cách có hiệu quả.

          - Quan tâm, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối kết hợp cùng đơn vị trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; công tác PCGDTH, công tác huy động, vận động học sinh ra lớp, chăm sóc và giáo dục học sinh trên địa bàn đạt hiệu quả.

2. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:

          Đời sống của người dân Bình Kiều những năm gần đây tương đối ổn định. Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em và đã phối hợp rất tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

          - Phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh và chỉ bảo con em học tập tốt.

          - Quan tâm cho trẻ đúng độ tuổi đến trường, duy trì việc chuyên cần học tập  của con em, nhiều năm liền nhà trường không có học sinh bỏ học.

          - Chi hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên sinh hoạt định kỳ, phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện việc giáo dục học sinh, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tham gia tốt các phong trào trong nhà trường và ngành tổ chức.  

 Đời sống nhân dân có cải thiện nhưng sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn nhiều, nhiều phụ huynh làm ăn xa, sang nước ngoài lao động, để con cho ông bà chăm sóc, điều này ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Một số phụ huynh học sinh, nhiều gia đình còn khoán trắng việc học tập của con em cho nhà trường. Vấn đề này cũng tác động đến nhận thức học tập của học sinh trong trường. 

II. Thực trạng của nhà trường

1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

- Tổng số CB GV CNV: 28; Trong đó: CBQL: 02, GV: 24, Nhân viên: 2.

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 96% trên chuẩn.

Công tác tổ chức quản lý của BGH năng động, sáng tạo, quyết liệt: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên:  Tập thể  sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác. Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.Số lượng-Chất lượng học sinh:

 

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Tổng số

439

478

558

588

608

- Khối lớp 1

102

103

164

127

118

- Khối lớp 2

87

102

100

164

126

- Khối lớp 3

94

93

105

99

161

- Khối lớp 4

84

93

93

105

100

- Khối lớp 5

71

85

96

93

103

Nữ

204

226

259

258

288

Dân tộc

1

2

2

3

4

Đối tượng chính sách

 

21

22

14

15

Khuyết tật

1

1

3

4

4

Tuyển mới

110

103

160

89

96

Lưu ban

5

5

5

7

2

Bỏ học

0

0

0

0

0

Học 2 buổi/ngày

0

0

0

0

118

Bán trú

0

0

0

0

0

Nội trú

0

0

0

0

0

Tỷ lệ bình quân học sinh (học viên)/lớp

29

32

33

33

34

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi

421/439

=95,8%

461/478

=96,4%

540/558

=96,7%

576/588

= 97,9%

598/608= 98,3%

 - Nữ

198/204

=97%

216/226

=95,5%

248/259

=95,7%

262/268

= 97,7%

283/288=98,2%

 - Dân tộc

2

2

2

3

4

Tổng số học sinh/học viên hoàn thành chương trình cấp học/tốt nghiệp

 

71

85

96

93

 - Nữ

 

 

 

 

 

 - Dân tộc

 

 

 

 

 

Tổng số học sinh/học viên giỏi cấp tỉnh

0

0

0

0

0

Tổng số học sinh/học viên giỏi quốc gia

0

0

0

0

0

Tỷ lệ chuyển cấp (hoặc thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng)

100%

100%

100%

100%

100%

                                       

3. Về cơ sở vật chất

+ Phòng học: 18 phòng.

+ Phòng Thư viện: 01 -  60m2,

+ Phòng Tin học: 01- 36m2 với 15 máy đã được kết nối Internet.

+ Phòng Y tế: 1

+ Phòng hiệu bộ và chức năng: 01

* Ưu điểm:

- Cơ sở vật chất trường khang trang, đảm bảo nhu cầu dạy và học.

 - Khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp, thoáng mát.

 - Trong lớp có các tủ đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động dạy và học.

 - Thư viện trường đã đạt Thư viện Tiên tiến năm 2017 và được đầu tư thư viện hiện đại năm 2019.

- Phòng học đủ 1 lớp/ 1 phòng, bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi đúng quy định.

- 18 phòng/18 lớp đều kiến cố. Trường có các hạng mục: phòng học tin học cơ bản đảm bảo nhu cầu dạy và học.

- Một số công trình phụ trợ: Hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch đảm bảo.

* Hạn chế:

          - Các phòng chức năng còn thiếu (phòng tổ chuyên môn, văn phòng, phòng kế toán, văn thư, phòng Đội, Y tế, Thiết bị). Phòng học bộ môn còn thiếu (phòng ngoại ngữ, phòng dạy Mĩ thuật, Âm nhạc). Sân chơi đã xuống cấp.

          - Trang thiết bị dạy học đã hư hỏng nhiều, chưa có kinh phí thay thế. Phòng tin các máy tính đã hết khấu hao, sửa chữa nhiều lần, chỉ dùng được 11/15 máy.. 

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, nhiều trang thiết bị chưa đầy đủ).

*Thành tích

Đạt trường Chuẩn Quốc Gia mức độ II

III. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức.

          1. Điểm mạnh

          - Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương.

          - Trường có Chi bộ nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

          - Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đã qua các lớp chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong công tác, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Có nhiều giáo viên kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo tương đối cao, mang tính ổn định.

- Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra - thi đua, Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên trong nhà trường hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.

          - Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

          - Khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

2. Điểm yếu

- CSVC chưa đảm bảo: còn thiếu các phòng bộ môn, phòng chức năng. Sân chơi đã xuống cấp. Nhiều trang thiết bị, đồ dùng dạy học hư hỏng, không đáp ứng dạy và học.

- Một số giáo viên chưa thích ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

          - Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường.

          - Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đầu tư, đóng góp của các cá nhân, lực lượng xã hội về nhân lực và vật lực để tu sửa trường lớp, khen thưởng động viên học sinh và giáo viên.

3. Thời cơ

          - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.

          - Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn khá cao (100%).

          - Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án nông thôn mới. Diện tích của nhà trường còn đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

          4. Thách thức

          - Bình Kiều là một xã ven trung tâm. Số trong độ tuổi đi học tiểu học tăng từ 608 học sinh (năm 2020) lên 659 học sinh (2025). Vấn đề đặt ra cần tham mưu với địa phương sớm có kế hoạch huy động mọi nguồn lực để đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện dạy học trong giai đoạn tới.

          - Nâng cao chất lượng giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.

          - Đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Giáo dục học sinh không chỉ phụ thuộc nhà trường mà là trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

          5. Xác định vấn đề ưu tiên

           - Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu đạt được trường có chất lượng cao.

          - Xây dựng cơ sở vật chất: xây thêm phòng học, nhà hiệu bộ, các phòng chức năng, phòng học bộ môn, cải tạo sân chơi, quy hoạch hệ thống cây xanh, tổ chức cho học sinh ăn bán trú.

- Tham mưu tuyển dụng đủ số lượng, đủ cơ cấu giáo viên, đảm bảo chất lượng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tăng cường bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh.

          - Chất lượng giáo dục học sinh có sự chuyển biến toàn diện, đặc biệt là rèn kĩ năng sống để phát triển năng lực con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

         - Xây dựng văn hoá Nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện. Xây dựng ngôi trường hạnh phúc.

PHẦN II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

          I. Tổng quan

          Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường tiểu học Bình Kiều là một trường xếp trung bình trong huyện trong những năm 90 của thế kỷ 20 đã dần từng bước vươn lên khẳng định. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, luôn giữ vững tập thể Lao động tiên tiến, giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh trong xã Bình Kiều nói riêng và khu vực lân cận nói chung.

          Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn xa hơn nữa nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của ban Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường. Là căn cứ tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bình Kiều có hoạch định phát triển nhà trường. Đồng thời là kim chỉ nam trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học hàng năm.

          Xây dựng và triển khai kế hoạch của trường Tiểu học Bình Kiều là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trường Tiểu học Bình Kiều cùng các trường tiểu học trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Khoái Châu nói chung, địa phương Bình Kiều nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước.

II. Định hướng phát triển

1. Quy mô số lớp, số học sinh.

Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020-2025

Năm học

Khối 1

Khối 2

Khối 3

Khối 4

Khối 5

Toàn trường

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

2021-2022

5

142

4

123

4

130

5

170

3

103

21

668

2022-2023

3

88

5

142

4

123

4

130

5

170

21

653

2023-2024

4

122

3

88

5

142

4

123

4

130

20

605

2024-2025

3

106

4

122

3

88

5

142

4

123

19

581

2025-2026

3

100

3

106

4

122

3

88

5

142

18

558

2. Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nhà trường có môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

3. Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

          III. Các nhóm phát triển trường giai đoạn 2020 – 2025

          1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục

          1.1. Phát triển giáo dục

          1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục

          Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo TT Số: 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo  ngày 26 tháng 12 năm 2018.

          Duy trì dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh. Dạy học ngoại ngữ đối với 100% học sinh. Dạy tin học với học sinh lớp 3,4,5.

Tiếp tục áp dụng phương pháp "bàn tay nặn bột" cũng như các phương pháp dạy học mới trong tổ chức dạy học.

Tiếp tục dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục thông qua di sản ...

          Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Từ năm 2020 đến năm 202599,9% học sinh học đúng độ tuổi ở các khối lớp, 99%-100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 100% hoàn thành chương trình tiểu học. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3.

          1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục

Chỉ tiêu về chất lượng từ năm 2020 đến 2025

Năm học

Sĩ số

HT CT

lớp học

Điểm kiểm tra cuối năm môn Toán, TV

SL

%

9-10 (%)

7-8 (%)

5-6 (%)

<5 (%)

2021-2022

668

665

99,7

40

35

24,7

0,3

2022-2023

653

651

99,7

40

35

24,7

0,3

2023-2024

605

604

99,9

41

36

22,9

0.1

2024-2025

581

580

99,9

41

36

22,9

0.1

2025-2026

558

557

99,9

42

37

20,9

0.1

          1.1.3. Giải pháp thực hiện

          Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.   

          Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới công tác đánh gia học sinh theo Thông tư 30. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

           Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.

          1.2. Đảm bảo chất lượng

          1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

- Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy. sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ.

- Đảm bảo đủ phòng học để học 2 buổi/ngày, có phòng bộ môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.

          - Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý cán bộ giáo viên nhân viên.

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu.

          1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng

          - Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

          - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự thao giảng cụm, trường, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…

          - Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu. Phấn đấu 80% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, 20% giáo viên đạt loại khá và không có giáo viên đạt yêu cầu.

          - Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

           - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học.

          - Thực hiện đạt và vượt các chỉ về chất lượng giáo dục và đào tạo như:

+ Đối với học sinh: tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1, học sinh lên hoàn thành chương trình lớp học, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh năng khiếu. Tổ chức được cho học sinh học bán trú.

+ Đối với giáo viên: thực hiện các chỉ tiêu về chuyên đề, dạy tốt, hội giảng, thao giảng, dự giờ, phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, phong trào thi đua ...

          1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- Thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học, Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

          - Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác giáo dục học sinh.

- Tổ chức các hoạt đông ngoài giờ lên lớp hiệu quả.

          1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng

          - Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Công tác tự đánh giá của nhà trường thực hiện theo đúng Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.

          2. Nhóm phát triển đội ngũ

          2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

          Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

          - Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Tốt.

          - Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo đại học, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 25% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 80% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 20% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.

          2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

          Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2020 đến 2025

Năm học

Số lớp

TS CB, GV, NV

CBQL

GV

NV

Văn hóa

ÂN

MT

TD

NN

Tin

KT

VT

TV

TB

TQ

YT

Khác

2021-2022

21

38

2

26

1

1

1

2

1

1

1

1

1

2022-2023

21

38

2

26

1

1

1

2

1

1

1

1

1

2023-2024

20

37

2

25

1

1

1

2

1

1

1

1

1

2024-2025

19

36

2

24

1

1

1

2

1

1

1

1

1

2025-2026

18

36

2

24

1

1

1

2

1

1

1

1

1

          2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

          - Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ  giáo viên, khung cảnh nhà trường và nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những hiểu biết của mình mà còn dạy học sinh bằng cả cuộc đời mình. Vì thế hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

- Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ, tin học tự học để nâng cao trình độ.

          - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

          - Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

          - Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Từng bước hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

          3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

          3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

          - Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý nhà trường.

          - Đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng bộ môn, các công trình phụ trợ để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả         

3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất

          Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025 Đơn vị: triệu đồng

Hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

Diện tích (m2)

Thành tiền

Khối phòng học

Phòng

4

144

972

Khối phòng phục vụ học tập

 

 

 

 

- Phòng giáo dục Mĩ thuật

Phòng

1

36

 243

- Phòng giáo dục Âm nhạc

Phòng

1

36

243

- Nhà đa năng

Nhà

1

360

 2430

- Phòng ngoại ngữ

Phòng

1

36

 243

- Thư viện

Phòng

1

108

729

- Phòng thiết bị giáo dục

Phòng

1

36

243

- Phòng truyền thống và HĐ Đội

Phòng

1

36

243

Khối phòng hành chính quản trị

 

 

 

 

- Phòng họp

Phòng

1

90

600

- Phòng tổ chuyên môn

Phòng

3

75

 480

- Phòng tổ chuyên môn

Phòng

1

36

 243

- Văn phòng

Phòng

1

36

 243

- Phòng Y tế

Phòng

1

36

 243

- Kho

Phòng

1

36

 243

 Sân chơi, hệ thống thoát nước

1

2000

 1000

Tổng cộng

7398

         

          Nhu cầu về mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2020 đến 2025

Đơn vị: triệu đồng

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Thành tiền

Thiết bị dạy học tối thiểu

Bộ

30

150

Thiết bị dùng chung

 

 

 

Máy tính

Bộ

35

350

Máy chiếu

Bộ

3

30

Thiết bị âm thanh

Bộ

1

20

Thiết bị phòng giáo dục nghệ thuật

Bộ

18

130

Phòng học ngoại ngữ (LAB)

Bộ

1

100

Trang thiết bị phòng thư viện

Bộ

9

90

Tổng cộng

870

          Dự kiến lộ trình  về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025

Hạng mục đầu tư

Dự kiến năm thực hiện

 - Sân chơi, hệ thống thoát nước

2022

- Phòng học

2021 -2022

- Phòng giáo dục Mĩ thuật

2021 -2022

- Phòng giáo dục Âm nhạc

2021 -2022

- Phòng ngoại ngữ

2021 -2022

- Thư viện

2021 -2022

- Phòng thiết bị giáo dục

2021 -2022

- Phòng truyền thống và HĐ Đội

2021 -2022

- Phòng họp

2021 -2022

- Phòng tổ chuyên môn

2021 -2022

- Phòng tổ chuyên môn

2021 -2022

- Văn phòng

2021 -2022

- Phòng Y tế

2021 -2022

- Kho

2021 -2022

- Nhà đa năng

2023-3024

3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

          - Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng trường đảm bảo đủ số phòng học cho học sinh học tập, vui chơi và đầy đủ phòng chức năng.

          - Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị dạy học từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định và yêu cầu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          - Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ dạy học.

          - Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường xanh-sạch-đẹp thể hiện môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

          4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

          - Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước và địa phương, các nguồn tài trợ; vận động nhân dân và cha mẹ học sinh.

          - Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội

          4.2. Giải pháp thực hiện

- Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu ngoài ngân sách.

          - Huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân, … hỗ trợ thêm kinh phí trang bị thêm một số trang thiết bị, đồ dùng học tập, hỗ trợ cấp học bổng, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

- Tham mưu với địa phương, các cấp có thẩm quyền tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng trường học.

          5. Phát triển và quảng bá thương hiệu

          Thực hiện tốt Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn ...

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên viên chức.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đỗi với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

 

 

 

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

- Kế hoạch phát triển giáo dục trường Tiểu học Bình Kiều giai đoạn 2020 - 2025 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, viên chức nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

- Niêm yết công khai Kế hoạch tại bản tin Websise nhà trường.

          1.2. Xây dựng lộ trình

          * Giai đoạn 2020-2022:

          - Triển khai Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

          - Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư xây mới sân chơi, phòng học và lập quy hoạch nhà hiệu bộ, phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị

- Thực hiện kiểm định cấp độ 3

- Từng bước xây dựng để giữ vững các tiêu chí của chuẩn Quốc gia mức độ 2

          * Giai đoạn 2022-2025:

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Thực hiện xây dựng cơ bản khu hiệu bộ, phòng chức năng, nhà đa năng.

- Hoàn thành giữ vững các tiêu chí của chuẩn Quốc gia mức độ 2.

          1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

- Hiệu trưởng:  Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, viên chức nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

- Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tổ trưởng chuyên môn:

+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện

- Giáo viên, viên chức: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

 

PHẦN IV

KIẾN NGHỊ

 

1. Đối với Huyện ủy, UBND huyện

          - Quan tâm đầu tư các nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Bình Kiều để theo lộ trình đề ra.

- Quan tâm quy hoạch, đào tạo , bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ đảm bảo cơ cấu cho nhà trường.

 

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

          - Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

          - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

          3. Đối với chính quyền địa phương

- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức  trách nhiệm đối với việc giáo dục con em.

 - Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, tạo nguồn vốn đối ứng, chủ đầu tư những hạng mục lớn; bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

  Trên đây là Kế hoạch phát triển trường Tiểu học Bình Kiều giai đoạn 2020-2025 đã được thông qua Chi bộ Đảng, Hội đồng trường và tập thể Hội đồng sư phạm. Các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch này./.  

                                                                                                               HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                                              Đào Phương Anh

 


    

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết