A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐỀ ÁN BỔ SUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, đơn vị sự nghiệp là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của đơn vị mình và đóng góp vào sự nghiệp chung của xã hội đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội.

ĐỀ ÁN BỔ SUNG

VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

 

  I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:

          Vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, đơn vị sự nghiệp là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của đơn vị mình và đóng góp vào sự nghiệp chung của xã hội đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội.

Đơn vị sự nghiệp công lập: Là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng và dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định. Các đơn vị do nhà nước thành lập hoạt động trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm…

Để xác định đơn vị nào do nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp công lập cần dựa vào các tiêu chuẩn sau:

Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền ở trung ương hoặc địa phương; được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và thực hiện các khoản thu do chế độ nhà nước quy định; có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước quy định, được chủ động sử dụng biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao; có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu chi tài chính.

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Không như hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận của các doanh nghiệp, để thực hiện vai trò của Nhà nước. Nhà nước đã tổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, thúc đẩy phát triển con người, phát triển kinh tế.

        Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục là sản phẩm mang lại lợi ích có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà kho tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác động lan tỏa, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội. sản phẩm đó là hàng hóa công cộng tác động đến con người về trí và lực tạo điều kiện cho hoạt động của con người, tác động đến đời sống của con người và quá trình tái sản xuất xã hội. Hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính phủ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt động này gắn với nhau.

Để quản lý tốt các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cũng như quản lý được quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho việc phát triển nền kinh tế, cần xác định các đơn vị sự nghiệp tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo bao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

1.1. Nội dung hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:

          Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách; xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng và các nhiệm vụ khác.

  1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:

          Trường tiểu học Bình Kiều huyện Khoái Châu có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cấp trên liên quan.

          Các đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương theo mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế năm, 05 năm, 10 năm và giai đoạn của Ủy ban nhân dân huyện.

          Xây dựng đề án còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, lâu dài. Xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách phục vụ sự nghiệp của huyện nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh hiện tại và những năm tiếp theo.

Đề án xây dựng nhằm mục đích phát huy vai trò bố trí việc làm cho đội ngũ viên chức, lao động trong các đơn vị sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, đảm bảo được tính chất hoạt động dạy và học của đơn vị trong thời gian trước mắt và lâu dài.

  1.3. Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:

Trường tiểu học Bình Kiều hoạt động theo quy chế hoạt động của đơn vị sự  nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân (có con dấu và tài khoản riêng).

          Được thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 07/2009/TTLT-BNV-BGĐĐT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục & Đào tạo; tự chủ một phần về tài chính.

  2. Những yếu tố tác động đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập:

  Theo lĩnh vực, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có thể khái quát những yếu tố tác động:

            Cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp cơ bản được đảm bảo. Trang thiết bị phục vụ thực hiện nhiệm vụ tương đối đầy đủ và tiếp cận được công nghệ thông tin.

     Tổng số biên chế UBND huyện giao là 25 người, biên chế hiện có là  25 người, gồm Lãnh đạo, quản lý: 02 người; Viên chức trực tiếp thực hiện vị trí việc làm: 23 người; Nhân viên thừa hành, phục vụ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 0 người.

     Bình Kiều có diện tích 413,65ha và dân số 8150, phần lớn nhân dân sống bằng nghề nông, kinh tế còn khó khăn, một số gia đình nhận thức còn hạn chế trong việc đu tư cho Giáo dục & Đào tạo, xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các đơn vị sự nghiệp nói riêng và của huyện nói chung. Mức độ nhìn nhận về xã hội hóa giáo dục, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương còn hạn chế.          II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

     Thông tư số 07/2009/TTLT-BNV-BGĐĐT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

     Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập đối với trường phổ thông;

     Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

          Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 năm 2005 của Quốc hội;

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường tiểu học;  

Phần II

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

 

  I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

  Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV, xác định danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thứ tự sau:

1. Bậc Tiểu học:

1.1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

1.1.1. Vị trí cấp trưởng đơn vị sự nghiệp công lập: Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen th­ưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trư­ờng; quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

1.1.2. Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi đ­ược Hiệu trưởng uỷ quyền; dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

2.2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo ch­ương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; g­ương mẫu trước học sinh, th­ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương; rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất l­ượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.

2.3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ: Thực hiện công tác bảo vệ cơ sở vật chất của đơn vị và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

  II. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

  Căn cứ Điều 5, Điều 6 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV, xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

  1. Bậc học Tiểu học:

TT (mã số)

Tên vị trí việc làm

Số lượng người làm việc thực tế hiện nay

Số lượng người làm việc cần thiết năm 2020

Số lượng người làm việc cần bổ sung

 

Tổng số:

25

35

10

I

Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

2

2

0

1

Vị trí cấp trưởng đơn vị

01

01

0

1.1

Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị

01

01

0

1.2

Vị trí cấp trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc

 

 

 

1.3

Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc

 

 

 

II

Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp

21

29

08

1

Vị trí Giáo viên

21

28

07

 

Môn Văn hóa

17

22

05

 

Môn Tiếng Anh

01

02

01

 

Môn Âm nhạc

01

01

0

 

Môn Mỹ thuật

01

01

0

 

Môn Thể dục

01

01

0

 

Môn Tin học

 

01

01

2

Vị trí Tổng phụ trách

 

01

01

III

Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ

02

04

02

1

Kế toán

01

01

0

2

Văn thư

 

01

01

3

Y tế

 

01

01

4

Thủ quĩ

 

 

 

5

Thư viện

01

01

0

6

Thiết bị đồ dùng dạy học

 

 

 

 

  III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

  Căn cứ Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV, xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp như sau:

  - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng I hoặc tương đương 0, chiếm 0% tổng số;

  - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương 9 người, chiếm 36 % tổng số;

  - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương 10 người, chiếm 40 % tổng số;

  - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương 6 người, chiếm 24 % tổng số;

  - Chức danh khác: 0, chiếm 0% tổng số.

  IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

  Để duy trì tính bền vững của Đề án liên quan đến xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trường học hoàn thành tốt nhiệm vụ về vị trí việc làm theo nhiệm vụ được giao, trường tiểu học Bình Kiều kính đề nghị các cấp có thẩm quyền rà soát và giao bổ sung biên chế viên chức theo chức danh nghề nghiệp như đã trình bày trong Đề án bổ sung.

          Trên đây là Đề án vị trí việc làm bổ sung của các đơn vị sự nghiệp Giáo dục & đào tạo công lập của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện đề nghị UBND huyện Khoái Châu xem xét phê duyệt./.

 

Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án
 

Thủ trưởng đơn vị xây dựng Đề án
 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Đào Phương Anh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết